HOTLINE: 0912 135 766 (Miền Nam) | 0945 365 247 (Miền Bắc)

Cám sinh học: Khỏi lo lỗ, chẳng sợ dịch tả lợn Châu Phi (Phần 1)

cám sinh học

Trại lợn kín cổng cao tường, ra vào kiểm soát nghiêm ngặt như… trại tù, ấy vậy mà dịch bệnh vẫn xảy ra. Công nghệ hiện đại như bó tay, nhưng một giải pháp truyền thống đậm chất nông dân này lại có thể cứu vãn được tình thế. Chuyện thật như bịa! Thật vì đã qua thử thách cả chục năm trời, bịa vì nó quá hay cho người nông dân.

Chăn nuôi và trồng trọt vốn là hai lĩnh vực tạo sinh kế chính của những người dân không sống ở thành thị, như một truyền thống lâu đời. Có 2 phương pháp chăn nuôi chính ở nông thôn Việt Nam là chăn nuôi kiểu truyền thống và chăn nuôi mô hình công nghiệp.

Đối với chăn nuôi kiểu truyền thống, trước đây, để có thể chăn nuôi một đàn lợn/gà theo phương pháp truyền thống này, một hộ nông dân Việt Nam sẽ cần rất nhiều sức lao động trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Tự trồng, thái, băm, nấu chín thức ăn, tắm táp đàn gia súc và rửa chuồng trại thường xuyên tránh mùi xú uế. Để có thể nuôi được đàn gia súc gia cầm hàng trăm con nhằm tạo nguồn thu nhập cho gia đình, sẽ cần những lực lượng người trẻ khỏe trong gia đình góp phần gánh vác. Tuy nhiên, trong làn sóng đô thị hóa, khi những người trẻ rời nông thôn tìm việc, các gia đình không còn đủ lực lượng sản xuất khi chỉ còn phụ nữ và người già, và không thể tiếp tục chăn nuôi đàn gia súc theo phương pháp truyền thống ở quy mô lớn vì thiếu sức lao động.

Đối với chăn nuôi theo hướng thức ăn công nghiệp nhanh chóng và tiện lợi, trong những năm vừa qua, dù ngành chăn nuôi Việt Nam duy trì tốc độ phát triển ở mức cao, trung bình khoảng 6%, nhưng do làn sóng công nghiệp hóa cũng như nhận thức/kiến thức của người chăn nuôi về trách nhiệm đối với chăn nuôi bền vững còn thấp, nguồn sinh kế vốn là chủ chốt này lại đang bộc lộ khá nhiều điểm yếu nếu xét từ góc độ sinh kế, phát triển bền vững và an sinh xã hội. Điển hình là:

1. Chi phí thức ăn chăn nuôi cao, chiếm 60 – 70% tỷ trọng giá thành, luôn bấp bênh lời/lỗ

Chi phí thức ăn chăn nuôi quá cao khiến cuộc sống người chăn nuôi luôn bấp bênh, ranh giới lời/lỗ mong manh. Thức ăn chăn nuôi cơ bản là lệ thuộc vào nhập khẩu giá thành cao: nhập nguyên liệu (khoảng 70%, tương đương 4 tỷ USD), nhập công nghệ máy móc và nhân sự quản lý cấp cao…

Chi phí cho thức ăn chăn nuôi không hề rẻ.
Chi phí cho thức ăn chăn nuôi không hề rẻ.

Nếu tính hạch toán chi tiết cùng các chi phí khác, khấu hao chuồng trại, chi phí nhân công và xử lý môi trường, thuốc thú ý… thì thực tế tỷ lệ số trại chăn nuôi thực sự có lãi rất thấp. Nhiều trang trại, hộ dân đã phải ngưng chăn nuôi hoặc chỉ hoạt động cầm chừng chờ thời.

Chăn nuôi đã tiềm ẩn quá nhiều rủi ro và không còn là nguồn sinh kế bền vững cho bà con nông dân.

2. Sản phẩm đầu ra chứa dư lượng kháng sinh, chất tăng trọng nguy hại cho sức khỏe con người

Khi ranh giới lời/lỗ trở nên quá mong manh, nhiều chủ chăn nuôi phải tìm đủ mọi cách để kiếm lợi, bao gồm việc lạm dụng thuốc tăng trọng… Tình trạng lạm dụng thuốc thú ý, thuốc kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng/kích đẻ/chất cấm, và các loại hóa chất trong chế biến/bảo quản cám, tẩy rửa chuồng trại… khiến ngoài việc giá thành chăn nuôi đội lên thì thường xuyên đối diện với vấn đề tồn dư hóa chất trong sản phẩm đầu ra.

Danh mục thuốc thú y cho phép có hơn 11.000 loại, trong đó có hơn 45 loại kháng sinh được sử dụng rộng rãi. Khảo sát cho thấy khoảng 60 – 70% mẫu thức ăn chăn nuôi từ các cơ sở chăn nuôi lợn chứa ít nhất dư lượng một loại thuốc kháng sinh từ các nhóm tetracycline và tylosin. Chẳng hạn, trong tháng 12/2018, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) báo cáo có lô hàng tôm của Công ty Thủy Sản Minh Phú bị từ chối thông quan do chứa các kháng sinh cấm. Thịt lợn sản xuất công nghiệp của Việt Nam gần như chưa bao giờ có thể xuất khẩu sang Mỹ do khi kiểm định đều có dư lượng kháng sinh nằm trong danh mục chất cấm của Mỹ.

Thuốc kháng sinh, thuốc tăng trọng được dùng không kiểm soát trong chăn nuôi. 
Thuốc kháng sinh, thuốc tăng trọng được dùng không kiểm soát trong chăn nuôi.

Dư lượng thuốc tăng trọng và các loại hóa chất trong thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề sức khỏe cộng đồng như hiện tượng kháng kháng sinh, nguy cơ ung thư, dậy thì sớm ở trẻ… Theo báo cáo SATREPS 2012 – 2017, 42% người dân Việt Nam có các vi khuẩn kháng thuốc, một tỷ lệ cao hơn hẳn so với các nước khác. Chẳng hạn, Salbutamol vốn nằm trong danh mục cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi của bộ NN&PTNT song Bộ Y tế lại cho phép nhập khẩu làm thuốc cho người, đã tạo ra khe hở khiến chất này được đưa ra ngoài để tiêm nhằm tăng trọng cho lợn.

3. Áp lực bệnh dịch chăn nuôi ngày thêm lớn

Các bệnh dịch xảy ra với tần suất dồn dập và ngày càng nguy hiểm (cúm gia cầm, dịch tai xanh, lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi…). Nhiều loại thuốc thú y trở nên vô hiệu khiến quá trình điều trị thêm khó khăn, đi kèm đó là nguy cơ mất trắng vì dịch, hoặc bán gấp/bán rẻ vật nuôi ốm bệnh hoặc chết.

Vấn đề lạm dụng hóa chất góp phần làm suy yếu hệ miễn dịch của vật nuôi, đồng thời “ươm tạo” các chủng vi khuẩn kháng thuốc, tăng cường độc lực cho các chủng virus gây bệnh.

4. Chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường

Tiêu chuẩn quy định cho chất thải chăn nuôi quá cao trong khi đó các biện pháp xử lý thường cực kỳ tốn kém, còn khâu quản lý giám sát thì chứa nhiều bất cập khiến các chủ chăn nuôi nản lòng trong việc xử lý triệt để chất thải. Rất nhiều trang trại có hệ thống xử lý chất thải nhưng chủ yếu mang tính đối phó, chỉ vận hành khi có đoàn kiểm tra.

Phân thải chăn nuôi thường mang theo lượng chất dinh dưỡng khá lớn do việc tiêu hóa thức ăn không triệt để, cùng với dư lượng thuốc thú y/hóa chất, kim loại nặng… tất cả đã tạo gánh nặng lên môi trường, hủy hoại môi sinh, đồng thời gây căng thẳng cho người chăn nuôi và những người dân sống xung quanh khu trại.

Còn tiếp…

Xem thêm: Cám sinh học: Khỏi lo lỗ, chẳng sợ dịch tả lợn Châu Phi (Phần 2)

FNC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem Thêm

Công nghệ xanh cho chăn nuôi SẠCH và SIÊU tiết kiệm thức ăn

Tiết kiệm chi phí, chăn nuôi an toàn, thịt sạch, lợi nhuận cao… là những điều men vi sinh mang đã đến cho trang trại trong chương trình phát triển công nghệ chăn nuôi xanh. 1. Tiết kiệm 40 – …

Hotline: 0912135766