Như chúng tôi đã đề cập ở phần 1, ngành chăn nuôi Việt Nam duy trì tốc độ phát triển ở mức cao, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập về chi phí thức ăn, chất lượng đầu ra, đối phó dịch bệnh, xử lý chất thải chăn nuôi... Vậy đâu là giải pháp cho người chăn nuôi? Xem thêm: Cám sinh học: Khỏi lo lỗ, chẳng sợ dịch tả lợn Châu Phi (Phần 1) Trước thực trạng chung đó, Trung tâm Nghiên cứu Thực phẩm & Dinh dưỡng FNC mong muốn mang tới cho người nông dân Việt Nam một giải pháp tổng thể và toàn diện, bao gồm các yếu tố: Máy thức ăn chăn nuôi đa năng đã được cấp bằng Sáng chế Men vi sinh ủ chua Cây thuốc dân gian phòng bệnh Giải pháp này cũng giúp giải quyết sinh kế cho các hộ gia đình nông thôn hay miền núi, đặc biệt là lực lượng phụ nữ, ngay cả trong trường hợp lực lượng sản xuất trẻ khỏe không còn ở tại địa phương. Dùng máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng để hỗ trợ sản xuất Đó là giải pháp dùng máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng hỗ trợ đáng kể sức người, giúp người phụ nữ có thể chăn nuôi đàn gia súc hàng trăm con không quá khó khăn, đồng thời tiết kiệm chi phí thức ăn chăn nuôi, tạo lợi nhuận tốt và giá trị thặng dư từ thực phẩm sạch an toàn và vòng tuần hoàn thân thiện với môi trường. Máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng tích hợp chức năng cắt, xay, đảo trộn, sinh nhiệt, có quy mô từ vài trăm kg đến vài tấn thức ăn/giờ, giải quyết vấn đề vô cùng lớn về sức lao động. Chỉ trong nửa giờ, không cần dùng nhiều sức, một người phụ nữ có thể tự mình sản xuất ra lượng thức ăn đủ cho cả đàn gia súc hàng trăm con trong nhiều ngày. Điều này là không thể nếu chăn nuôi theo phương pháp truyền thống. Máy có lưỡi dao siêu bền, gọn nhẹ và đã được cấp bằng sáng chế, có thể xử lý những nguyên liệu mềm dai cho đến thô cứng có sẵn trong tự nhiên như: cỏ lát, cỏ voi, thân cây chuối, ngô nguyên hạt… dùng làm thức ăn cho các đối tượng vật nuôi khác nhau. Việc tháo lắp và vận hành máy rất đơn giản, phù hợp ngay cả với những người chăn nuôi ở vùng sâu xa hay phụ nữ không có nhiều hiểu biết kỹ thuật hoặc vùng không có điện. Sử dụng men vi sinh để ủ các nguyên liệu sẵn có cho vật nuôi Việc sử dụng các nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên kết hợp với ủ men vi sinh giúp cho giá thành chi phí thức ăn chăn nuôi của người nông dân giảm tới 50 - 60% mà không hề làm giảm lượng dinh dưỡng có trong thức ăn. Ủ men vi sinh chính là hình thức làm chín cám mà không cần qua nấu thủ công hoặc chín bằng ép đùn như ở cám công nghiệp, tiết kiệm tối đa sức lao động theo phương pháp nấu chín thức ăn chăn nuôi truyền thống. Men vi sinh được sản xuất từ các vi sinh vật an toàn vốn dùng trong thực phẩm truyền thống như Bacillus subtilis, Lactobacillus plantarum (vi khuẩn muối chua), Saccharomyces cerevisiae (lên men rượu, bia). Kỹ thuật giải mã trình tự gen (ADN) giúp định danh chính xác các vi sinh này. Trong quá trình ủ chua, các vi sinh vật này được kích hoạt và sinh ra các men (enzyme) phân cắt các chất đạm, tinh bột, xơ… thành các phân tử nhỏ thuận tiện cho vật nuôi hấp thu nhanh chóng, đồng thời giảm tối đa tỉ lệ các chất dinh dưỡng bị bài thải theo phân/nước tiểu vốn là nguyên nhân gây ra mùi hôi, ô nhiễm môi trường. Chất thải không mùi này ngoài việc giải quyết sức lao động trong vấn đề vệ sinh chuồng trại, còn chính là nguồn phân bón hữu cơ mà các hộ dân có thể dùng để trồng trọt, tiết kiệm chi phí mua phân bón, hoặc tăng thêm thu nhập qua việc bán ra thu về từ 1000 - 2000 VND/kg. Quá trình ủ chua cũng sinh ra các axit lactic, hạ thấp pH (độ chua) của cám. Axit lactic có tác dụng như một chất kích thích tăng trưởng tự nhiên. pH thấp giúp kìm hãm các vi sinh đường ruột có hại như Salmonella, coliform… Đồng thời, các chủng vi sinh vật này cũng được biết đến như những lợi khuẩn (probiotic) giúp tăng cường miễn dịch cho vật nuôi, kìm hãm các vi sinh vật gây bệnh, tạo nên một hàng rào sinh học bảo vệ vật nuôi trước sự xâm nhập của dịch bệnh. Đây là nhân tố quan trọng giúp giảm chi phí thú y về tổng thể mà vẫn đảm bảo được sức khỏe của vật nuôi. Sự hiểu biết các loại nguyên liệu và nắm giữ cách phối hợp nhuần nhuyễn giữa chúng giúp một mặt tạo ra công thức tối ưu cho nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, mặt khác tận dụng được các loại phụ phẩm nông nghiệp/chế biến thực phẩm: bã sắn, lá sắn, bã rượu, và nguyên liệu có sẵn như cỏ voi, bèo cái, thân cây ngô, cỏ lát, cua ốc, cá vụn, ngô khoai sắn. Việc tận dụng nguyên liệu sẵn có theo mùa, tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp và rác thải hữu cơ (vốn đã và đang là một vấn đề nhức nhối ở cả khu vực nông thôn) giúp giảm chi phí thức ăn chỉ còn 50 - 70% so với giá mua thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên thị trường. Nếu tận dụng được các phụ phẩm chế biến như bã sắn, cá tạp… khả năng giảm chi phí thức ăn đến chỉ còn 30%. Các hộ nông dân được hướng dẫn cách dùng những bài thuốc dân gian để phòng bệnh cho vật nuôi: ví dụ dùng lá hoàn ngọc, củ cây cỏ gấu, vỏ quế và quả cánh hồi phòng tiêu chảy (bệnh thường xuyên gặp trong chăn nuôi lợn với cám công nghiệp), dùng tỏi phòng bệnh suy hô hấp… Vật nuôi thường mắc bệnh theo mùa, đặc biệt là khi giao thời, do đó việc chủ động trồng và dùng thảo dược để phòng bệnh đúng lúc là rất quan trọng. Việc vật nuôi hàng ngày ăn cám sinh học giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, chứa lợi khuẩn và nhóm axit lactic kích thích miễn dịch đường ruột có ý nghĩa mấu chốt trong để phát huy hệ miễn dịch tự có của chúng. Cây thuốc dân gian được dùng để tăng cường các chức năng sinh lý cho vật nuôi, giúp chúng luôn ở trong trạng thái sức khỏe tối đa. Can thiệp của thuốc thú ý chỉ xảy ra khi thực sự cần điều trị. Giảm thiểu chi phí thức ăn chăn nuôi Dưới đây là ví dụ một công thức cám được sử dụng thực tế tại các hộ nông dân nuôi gà/lợn: Nguyên liệu Giá Tỷ lệ thứ ăn Số lượng Cho 1 tấn thức ăn Ngô hạt 7000 30% 300 2.100.000 Cá 10000 5% 50 500.000 Đậu tương 20000 5% 50 1.000.000 Rau 2000 40% 500 1.000.000 Men 1 200.000 Khoáng 0.5 – 2% tùy loại 200.000 Tiền điện 2000 15.4 30.800 Tổng 4.630.800 Giá trung bình ước tính cho 1 kg thức ăn tự chế biến bằng máy là khoảng: 4.630 đồng/kg. Loại máy thức ăn chăn nuôi sử dụng có công suất động cơ 2,2 KW, cho 150 kg thức ăn trong 1h. Để chế biến 1000 kg thức ăn, máy cần chạy khoảng 7 tiếng. Bảng so sánh giá thức ăn so với cách thức chăn nuôi hiện nay: Loại thức ăn Đơn vị đ/kg Giá thành giảm còn Thức ăn băng máy chế biến + ủ men (tỷ lệ rau 40%) 4.630 45%- 50% Thức ăn theo pp ủ men (không chứa rau) 7.500 70% Thức ăn công nghiệp giao tại trại 12.000 100% Thực tế các chủ trang trại phản hồi tốc độ phát triển của vật nuôi khi dùng cám sinh học không thấp hơn so với khi dùng cám công nghiệp. Riêng về vấn đề mùi và ruồi trong trại thì giảm rõ rệt. Kết quả thử nghiệm Chúng tôi đã tư vấn thử nghiệm cho nhiều hộ dân tiến hành phương pháp chăn nuôi bằng máy thức ăn chăn nuôi đa năng kết hợp với công thức cám sinh học bao gồm men vi sinh ủ trộn với nguyên liệu hữu cơ sẵn có, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi ở mỗi giai đoạn (ví dụ: mang thai, nuôi con, sau cai sữa, cho đến trưởng thành đối với chăn nuôi lợn). Qua thực tế cho thấy cám sinh học tự sản xuất tại chỗ giàu dinh dưỡng, dễ hấp thu và không chứa kháng sinh, không chứa các loại hóa chất, có thể được dùng ngay sau khi ủ hoặc bảo quản để dùng dần. Các hộ dân được tư vấn có phạm vi địa lý tại nhiều tỉnh miền Bắc như Hà Tây cũ (Hà Nội hiện nay), Phú Thọ, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, hay các tỉnh vùng núi phía Bắc như Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái... với các quy mô lớn nhỏ từ vài chục, vài trăm đến vài nghìn con… Cảm quan: Vật nuôi (gà, lợn…) khỏe mạnh, nhanh lớn, phân thải khô ráo, tơi xốp, không mùi. Môi trường sạch sẽ, an toàn. Các chủ trang trang trại hài lòng do chi phí chăn nuôi giảm, vật nuôi hiếm khi bị bệnh. Trải qua các đợt dịch bệnh lớn như lở mồm long móng, tai xanh, tả châu Phi, các hộ dân nuôi theo mô hình mặc dù nằm ở vùng tâm dịch nhưng vẫn không bị ảnh hưởng. Phân thải của vật nuôi trở thành phân hữu cơ bán được với giá từ 1000 - 2000 đồng/kg hoặc nếu hộ dân có đất trồng trọt (ruộng hoặc vườn) thì phân bón hữu cơ này thực sự hữu dụng cho cải tạo đất, giúp không cần sử dụng phân bón hóa học mà năng suất cây trồng vẫn cải thiện. Với nhiều hộ dân và trang trại áp dụng mô hình, giá thực phẩm đầu ra được bán tại các cửa hàng thực phẩm sạch với giá bán cao hơn giá thịt thông thường từ 30 - 40% hoặc đã được đặt mua từ trước. Cụ thể, giá bán ra của thực phẩm sạch của các trang trại này thường có giá 70.000 - 80.000 VND/kg bởi chất lượng thịt thơm ngon an toàn, trong khi thành phẩm nuôi bằng cám công nghiệp có giá bán 40.000 - 45.000 VND/kg. Chăn nuôi bằng cám sinh học an toàn còn khiến vật nuôi tăng sức đề kháng và hầu như không dễ mắc dịch bệnh Cụ thể, tại các trang trại áp dụng công nghệ này ở xã Hiệp Hòa, Sông Khoai, huyện Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, với đợt dịch tả lợn châu Phi hiện đang bùng phát, khi trang trại hàng xóm có đàn lợn bị mắc dịch tả châu Phi phải chôn sống 43 con, thì tại trang trại của ông Minh Đại và ông Thuận (thôn 11, xã Sông Khoai, Huyện Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh), đàn lợn nuôi theo công nghệ này vẫn khỏe mạnh. Một số trang trại chăn nuôi tại Hưng Yên, Hải Dương… dùng công nghệ chăn nuôi này không bị tác động của dịch tả châu Phi trong đợt dịch vừa qua, trong khi đó các trang trại lân cận đều bị nhiễm bệnh và phải tiêu hủy. Mức độ tăng trưởng của vật nuôi theo công nghệ cám sinh học cũng không hề thua kém vật nuôi dùng cám công nghiệp, mặc dù không hề bổ sung chất kích thích tăng trưởng. Mô hình này có thể phát triển thành các trạm chế biến cám dã chiến, một trạm sản xuất cám sinh học và cung cấp cho các trại xung quanh với mức đầu tư rất nhỏ, chủ yếu dành cho chi phí mặt bằng. FNC