Khi mới nghe nhắc đến tỏi đen lần đầu, hầu như ai cũng nghĩ ngay đến một giống tỏi đặc biệt, cho củ tỏi màu đen thay vì trắng như mọi khi. Sự thực xa hơn và kỳ thú hơn thế rất nhiều! Gần đây, tỏi đen được nhiều người biết đến và xem như “thần dược” nhờ khả năng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả cũng như khả năng làm đẹp cho chị em phụ nữ. Nhiều người cất công đi hỏi cho được giống tỏi đen, nhưng thực ra, đó vốn là loại tỏi bình thường, sau khi đưa vào lên men tự nhiên thì màu trắng chuyển thành nâu, nâu sậm rồi sang đen. Sự biến đổi màu kỳ diệu này khiến tỏi lột xác, thay da đổi thịt, thành một loại tỏi mới với rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tỏi chuyển màu đen như thế nào? Trong củ tỏi tươi tự nhiên có chứa đường và axit amin. Người ta làm tỏi đen bằng cách lấy tỏi tươi và lên men ở nhiệt độ cao, khoảng 65-75oC, tùy từng giai đoạn và quy trình. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, các hợp chất melanoidin - một chất có màu sẫm, sẽ được sinh ra trong khắp củ tỏi. Càng về cuối giai đoạn lên men, hợp chất này tích tụ lại càng nhiều, khiến tỏi chuyển hẳng sang màu đen. Nếu quá trình lên men chưa đủ, tỏi sẽ chỉ có màu nâu nâu. Quá trình lên men kết thúc, tỏi sẽ có màu đen từ trong lõi ra đến ngoài bìa, nhưng không phải là tỏi cháy. Cháy tỏi sẽ tạo thành than, còn đây là các hợp chất màu do phản ứng tạo melanoidin như nói ở trên. Hàng loạt hợp chất mới được sinh ra Ngoài việc làm thay đổi về màu sắc của tỏi, quá trình lên men đã tạo ra một loạt các hoạt chất chứa lưu huỳnh như methionine, cystein, methanethiol thành những hợp chất mới chứa lưu huỳnh tan được trong nước như s-allyl-s-cysteine, alliin, isoalliin, methionin, cycloalliin và các dẫn chất của cysteine, dẫn chất tetrahydro-β-carboline. Đây là những hợp chất có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp làm gia tăng tác dụng của sản phẩm tỏi đen trong việc chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Trải qua quá trình lên men, tỏi không chỉ thay đổi về màu sắc, dinh dưỡng mà còn thay đổi về hương vị. Chưa hết! Quá trình lên men đã làm thay đổi vị của tỏi, làm mất đi vị hắc của tỏi tươi và thay vào đó là vị ngọt của trái cây nhờ sự thay đổi hàm lượng carbohydrate, tăng từ 28,7% (trong tỏi tươi) lên tới 47,9% (trong tỏi đen). Vị ngọt hương trái cây của sản phẩm tỏi đen sẽ giúp mọi người cảm thấy thích thú hơn khi sử dụng ngay cả khi ăn trực tiếp hay kết hợp với các loại thực phẩm khác để tăng cường sức khỏe. Theo nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản... các quá trình lên men cũng khiến tỏi trở nên rất dễ tiêu hóa, khiến cơ thể hấp thụ được gần như hoàn toàn các thành phần dinh dưỡng từ tỏi mà không có nguy cơ ngộ độc hay phản ứng phụ như có thể gặp ở tỏi tươi bình thường. Tỏi đen giải độc, chống oxy hóa, ức chế tế bào ung thư... Với việc cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi, 18 axit amin, hợp chất SOD enzin-polyphenol và nhiều hoạt chất khác, việc sử dụng tỏi đen thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng hàm lượng cao S-allyl cysteine trong tỏi đen có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, giảm cholesterol và ngăn ngừa xơ cứng động mạch đặc biệt hiệu quả. Tỏi đen mang đến nhiều công dụng trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp, chống oxy hóa, giúp ăn ngon, ngủ ngon, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường… cũng là một trong những tác dụng tuyệt vời của tỏi đen. Nhìn về tổng thể, tỏi đen mang lại tác dụng giải độc cho cơ thể. Một mặt nó cung cấp một số các chất dinh dưỡng thiếu hụt lâu này, đặc biệt là các chất khoảng, cung cấp các chất mang dược tính, hối thúc hệ miễn dịch làm việc, tăng cường quá trình loại bỏ độc tố thân thế.... như vậy mà khiến các chức năng được phục hồi. Chức năng của các cơ quan nội tạng, chức năng sinh lý được cải thiện rõ rệt. Vì thế mà nhiều người thấy những thay đổi rõ rệt như: ăn ngon, ngủ yên, thân thể khỏe mạnh. Tỏi đen nào cũng giống nhau? Không! Không hẳn là cứ lên men và tỏi ra lò có màu đen là đạt. Mà hàm lượng các hoạt chất trong đó mới là điều thiết yếu. Quá trình chuyển hóa của tỏi diễn ra rất chậm, mặc dù là ở nhiệt độ tương đối cao. Do đó hầu hết các nhà nghiên cứu trên thế giới đều khuyến khích cách làm tỏi đen trong thời gian khá lâu, từ 40-60 ngày để cho hàm lượng các hoạt chất quý như polyphenol, SAC... được sinh ra một cách tối đa. Ngoài ra, khi đó củ tỏi cũng được chuyển hóa trọn vẹn, mùi tỏi hăng nồng mới mất đi triệt để, tép tỏi không bị sống (sượng). Hy vọng những chia sẻ trên phần nào đã giúp các bạn hiểu hơn về tỏi đen, về quá trình lên men tỏi đen, về công dụng của tỏi đen trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Trường hợp cần thêm bất cứ thông tin gì liên quan đến tỏi đen, các chyên gia của Trung tâm nghiên cứu thực phẩm & Dinh dưỡng luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn. Trung tâm Nghiên cứu Thực Phẩm & Dinh dưỡng (FNC) Địa chỉ: Hà Nội: Số 43, ngõ 2, phố Tây Trà, Phường Trần Phú, Quận Hoàng Mai. TP.HCM: 661/3 Nguyễn Kiệm, phường 9, quận Phú Nhuận. Hotline: HN: 0945365247 SG: 0912135766 Email: lienhe@fnc.vn Website: http://fnc.vn/