Chao đã có từ rất lâu trong ẩm thực truyền thống tại các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, chao phổ biến ở miền Trung và miền Nam hơn là miền Bắc. Nhiều người cảm thấy sản phẩm này có vị thơm ngon, béo ngậy, đặc trưng, kích thích ăn ngon miệng. Nó còn được nhắc đến là 'phô mai châu Á' vì có lớp mốc bên ngoài béo như phô mai. Chao thường được dùng trong các món ăn chay. Tuy nhiên, thực tế người ta còn dùng chao trong ướp thịt, cá, tôm mực, các món xào như khổ qua xào trứng, mướp xào thịt bằm… nhờ hàm lượng muối có sẵn trong lúc lên men và tác dụng kích thích ăn ngon. Các món mặn dùng chao làm gia vị ướp thay cho nước tương, nước mắm làm hương vị món mặn phong phú hơn, kích thích vị giác ăn ngon miệng. Đồng thời hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và cung cấp nhiều protein hơn so với nước tương, nước mắm. CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT CHAO Phương pháp cổ truyền: Đơn giản, dễ làm, thiết bị đơn giản, năng suất thấp, chủ yếu làm bằng thủ công, nguy cơ nhiễm khuẩn và hỏng sản phẩm cao. Phương pháp hiện đại: Sản xuất với dây chuyền chuyên nghiệp, thiết bị ở quy mô công nghiệp, năng suất cao. Theo hình dáng: Chao nước, chao bánh, chao bột Theo màu sắc: Chao trắng, chao xám, chao đỏ Các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Thực phẩm & Dinh dưỡng đã phát triển thành công sản phẩm chao công nghiệp, đảm bảo cấu trúc và hương vị tuyệt vời: Hình dạng: Chao nguyên miếng, bề mặt nhẵn mịn Màu sắc: Màu vàng ngà đặc trưng, nước chao không quá đục Mùi: Có mùi chao đặc trưng Vị: Có vị béo, thơm, mặn vừa Tạp chất: Không có tạp chất (đất, cát) Trung tâm Nghiên cứu Thực phẩm & Dinh dưỡng – FNC đã nghiên cứu và sẵn sàng chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất chao cho các đối tác theo hai hình thức: Chuyển giao quy trình sản xuất sẵn có tại Trung tâm FNC Nghiên cứu và chuyển giao quy trình công nghệ theo nhu cầu của khách hàng FNC cam kết tư vấn và chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất chao tốt nhất về chất lượng, tối ưu hóa về thời gian và chi phí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm. FNC